Tủ nấu cơm

  • Lọc theo
  • Sắp xếp

Tủ nấu cơm

Trước đây, việc nấu nấu cơm ở các nơi như khách sạn, nhà hàng, bếp ăn tập thể, trường học…tốn rất nhiều thời gian, công sức và chi phí. Nhưng giờ đây, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã cho ra đời chiếc tủ nấu cơm công nghiệp. Hãy cùng HapoGreen tìm hiểu thêm các thông tin liên quan về loại thiết bị bếp công nghiệp này qua bài viết sau. 

Công dụng của tủ nấu cơm công nghiệp

Chiếc tủ nấu cơm công nghiệp sẽ giúp người dùng tiết kiệm được thời gian nấu cơm. Nếu như trước đây mọi người phải dậy sớm để chuẩn bị nồi, chuẩn bị lò, cân đối mực nước để cơm không bị khô, nát hoặc cứng thì bây giờ không cần phải làm vậy nữa. Tủ nấu cơm công nghiệp sẽ thay bạn giải quyết những công việc vất vả, cầu kỳ này một cách nhanh chóng. 

Tủ nấu cơm 1

Cấu tạo của tủ nấu cơm công nghiệp

Tất cả những tính năng, tiện ích mà sản phẩm sở hữu đều được tạo ra nhờ cấu tạo chi tiết, tỉ mỉ từ phía nhà sản xuất. Những mẫu tủ cơm được sản xuất từ những thương hiệu nổi tiếng sẽ bao gồm những bộ phận sau. 

1. Phần vỏ ngoài 

Bao quanh phía ngoài của tủ cơm chính là lớp vỏ inox 304 sáng bóng, chắc chắn. Inox cũng là loại vật liệu có giá thành cao nhất, nó có khả năng chống oxy hóa, chống gỉ, độ bền cao. Vỏ tủ cơm công nghiệp có kết cấu thành tủ dày tới 3 lớp. 

Các lớp lần lượt từ ngoài vào trong là lớp inox, lớp bảo ôn cách nhiệt và một lớp inox nữa. Thiết kế này giúp cho tủ cơm có khả năng giữ, cách nhiệt một cách tối ưu. Thêm vào đó còn đảm bảo cho thực phẩm bên trong tủ cơm được chín đều, giữ được nguyên vẹn dưỡng chất. Ngoài ra, nếu chúng ta có vô tình chạm vào khi tủ đang vận hành thì cũng không lo bị bỏng. 

Tủ nấu cơm 2

2. Bộ phận cánh cửa, tay cầm 

Một chiếc tủ nấu cơm công nghiệp sẽ được trang bị từ 1 tới 2 cánh cửa và 1 tới 4 tay nắm đóng mở. Số lượng cánh cửa, tay nắm đóng mở cụ thể sẽ phụ thuộc vào kích thước của tủ. Ví dụ chiếc tủ cơm công nghiệp từ 4 khay đến 6 khay sẽ có 1 cánh cửa và 1 tay nắm. Loại tủ hấp cơm công nghiệp 8 khay, 10 khay, 12 khay sẽ có 1 cánh cửa và 2 tay cầm. Còn với loại tủ hấp cơm công nghiệp 24 khay thì có 2 cánh cửa, 4 tay cầm. 

Phần cửa tủ cũng có kết cấu 3 lớp tương tự như vỏ tủ. Tay nắm cửa được làm từ chất liệu inox cứng cáp kết hợp cùng với lớp nhựa cách nhiệt. Do đó, chúng ta có thể thực hiện các thao tác đóng, mở cửa tủ một cách dễ dàng. Nó cũng giúp đảm bảo an toàn cho, người dùng không cần lo sẽ bị nóng, bỏng. Ở mép cánh cửa còn được trang bị thêm lớp gioăng cao su giúp đóng kín tủ, tiết kiệm nhiên liệu tiêu thụ và hỗ trợ giữ nhiệt. 

3. Phần khay đựng thực phẩm 

Chiếc khay đựng của tủ cơm công nghiệp là nơi chứa đựng thức ăn để làm nóng, làm chín. Khay được làm từ chất liệu inox 304, chất liệu này đã được kiểm chứng đạt các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm. Khay đựng được thiết kế theo kích cỡ 60 x 40 x 5cm, có sức chứa từ 2,5 cho tới 3kg gạo. Tủ nấu cơm công nghiệp có hai loại khay là khay liền và khay lỗ. Như vậy người dùng có thể thoải mái thực hiện đa dạng phương pháp hấp, nấu. 

Tủ nấu cơm 3

4. Bộ phận khoang chứa nước 

Vì thực hiện công việc hấp, nấu thức ăn theo phương pháp hấp cách thủy nên tủ nấu cơm công nghiệp sẽ không thể thiếu được khoang chứa nước. Bộ phận này nằm ở dưới đáy, ở bên trong của tủ cơm công nghiệp. Ngoài ra, ở đây còn có thêm bộ phận van xả và phao cấp nước tự động. 

5. Hệ thống gia nhiệt 

Bộ phận này nằm trong khoang chứa nước của tủ cơm. Thiết kế hệ thống gia nhiệt trong khoang chứa nước cũng là dụng ý của nhà sản xuất. Như vậy, nhiệt sẽ tiếp xúc trực tiếp với nước, rút gọn thời gian làm nóng, khiến cho nước nhanh sôi. Nhờ vậy mà tiết kiệm thêm được thời gian và mức nhiên liệu sử dụng. 

6. Một số bộ phận khác

Ngoài một số bộ phận chính thì tủ nấu cơm công nghiệp cũng còn có thêm một số bộ phận khác như: bánh xe đẩy, van xả nước, van xả khí E, bảng điều khiển, đồng hồ áp suất. Những bộ phận này có những tính năng hiện đại, giúp nâng cao trải nghiệm cho người dùng khi sử dụng tủ nấu cơm công nghiệp. 

Lưu ý khi chọn mua tủ nấu cơm công nghiệp

Hiện đang có rất nhiều thương hiệu cung cấp tủ nấu cơm công nghiệp trên thị trường. Vì thế nên người tiêu dùng không tránh khỏi sự băn khoăn khi muốn chọn mua một chiếc tủ tốt. Dưới đây là một vài lưu ý mà bạn cần nắm được khi chọn mua tủ nấu cơm công nghiệp. 

1. Công suất hoạt động

Trên thị trường hiện nay cung cấp rất nhiều loại tủ nấu cơm công nghiệp với đa dạng thiết kế, mẫu mã và công suất. Công suất của tủ cơm được tính theo số khay trong tủ. Những chiếc tủ cơm có từ 6 tới 24 khay có thể nấu được 18 - 72kg gạo cho một lần nấu. Cần lưu ý lựa chọn chiếc tủ có công suất lớn hơn một chút so với nhu cầu sử dụng, phòng trường hợp số suất cơm cần phục vụ tăng lên bất ngờ. 

Tủ nấu cơm 5

2. Nhiên liệu hoạt động của tủ nấu cơm

Dựa theo nhiên liệu hoạt động, tủ nấu cơm công nghiệp được chia làm 3 loại như sau: tủ nấu cơm hoạt động bằng gas, tủ nấu cơm hoạt động bằng điện, tủ nấu cơm hoạt động bằng cả gas và điện. Tủ nấu cơm bằng gas thích hợp sử dụng ở những nơi không cố định, phải di chuyển một cách thường xuyên. Ngược lại, tủ nấu cơm bằng điện thích hợp sử dụng ở những nơi cố định, nguồn điện mạnh. Tủ nấu cơm chạy được cả gas và điện thường được dùng ở những nơi đòi hỏi sự đa dạng về nhiên liệu. 

3. Thương hiệu sản xuất

Khi chọn mua tủ nấu cơm công nghiệp, bạn cũng cần lưu ý tới thương hiệu sản xuất nó để mua được sản phẩm tốt. Nên mua tủ nấu cơm công nghiệp ở những thương hiệu lớn, có uy tín trên thị trường. Khi mua tại đây các bạn sẽ được hưởng nhiều chế độ đãi ngộ, chăm sóc, bảo hành từ phía nhà sản xuất. 

Trên đây là tất cả thông tin về tủ nấu cơm công nghiệp mà HapoGreen chia sẻ cho mọi người cùng tham khảo. Từ đó, giúp bạn đưa ra lựa chọn được chiếc tủ nấu cơm công nghiệp phù hợp, giảm bớt được gánh nặng khi phải nấu nhiều cơm.