Dụng cụ đo lường kỹ thuật

  • Lọc theo
  • Sắp xếp

Dụng cụ đo lường kỹ thuật

Dụng cụ đo lường kỹ thuật là những thiết bị không thể thiếu trong bất cứ ngành nghề sản xuất nào. Việc sử dụng các thiết bị đo lường thực sự rất cần thiết để đảm bảo tính chính xác của các thông số kỹ thuật. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn những thông tin hữu ích về các dụng cụ đo lường kỹ thuật thông dụng. 

Dụng cụ đo lường kỹ thuật là gì? Công dụng

Dụng cụ đo lường kỹ thuật là tên gọi chung của các dụng cụ để kiểm tra các thông số chi tiết trong sản xuất. Các dụng cụ đo lường giúp người lao động xác định các thông số của đường kính, kích thước, độ cao, độ sâu của các chi tiết trong quá trình thực hiện.

dung-cu-do-luong-ky-thuat-1

Các dụng cụ đo lường kỹ thuật được chế tạo với nhiều chủng loại khác nhau, đáp ứng nhu cầu thu thập đầy đủ thông số trong sản xuất. Các dụng cụ này đều được thiết kế với độ chính xác cao giúp hạn chế sai số trong quá trình thi công.

Các sản phẩm dụng cụ đo lường kỹ thuật phổ biến

Với tiêu chuẩn ngành nghề khác nhau, bạn cần đến sự hỗ trợ của các dụng cụ đo lường kỹ thuật riêng. Dưới đây là tổng hợp những loại dụng cụ đo thông dụng hiện nay.

Máy đo khoảng cách Laser

Máy đo khoảng cách Laser là công cụ hữu ích để đo chiều dài, diện tích, thể tích của các chi tiết. Máy đo khoảng cách laser thường được dùng để đo đo đạc các thông số trong xây dựng và vẽ bản đồ. Dụng cụ đo lường kỹ thuật này cho kết quả có độ chính xác cao và nhanh chóng.

Máy đo khoảng cách Laser được thiết kế với phạm vi đo rộng. Bạn có thể đo chính xác thông số kỹ thuật của vật ở vị trí cchs xa từ 5m đến 1500m. Đây là một công cụ hỗ trợ tuyệt vời để kiểm tra và đo đạc trong thi công. Kết quả đo sẽ được hiển thị một cách nhanh chonhs trên màn hình máy để bạn dễ theo dõi.

dung-cu-do-luong-ky-thuat-2

Thước thủy

Thước thủy là dụng cụ đo lường kỹ thuật phổ biến trong thi công công trình. Thước có thiết kế nhỏ gọn, tiện lợi giúp bạn dễ dàng mang đến bất cứ vị trí làm việc nào. Thước thủy thường được dùng để đo đạc độ nghiêng, góc nghiêng trong việc thiết kế và thi công. Từ thăng bằng của nước trên thước thủy, bạn sẽ tính được những thông số về góc nhanh chóng, chính xác.

Thước panme

Thước panme là dụng cụ đo lường kỹ thuật có thiết kế đa dạng để đo những vị trí phức tạp mà các công cụ khác không thể hỗ trợ. Thước panme đo ngoài có kiểu dáng khung chữ U còn thước panme đo trong có dạng hình ống.

dung-cu-do-luong-ky-thuat-3

Thước kẹp, thước cặp

Thước kẹp (thước cặp) là dụng cụ đo lường kỹ thuật sử dụng hai đầu kẹp để đo các thông số của vật. Thước kẹp thường dùng để xác định kích thước, khoảng cách, độ dày các chi tiết. Ngày nay, ngoài kiểu dáng truyền thống, thước kẹp còn có dòng thước kẹp kỹ thuật số cho kết quả chính xác cao và dễ dàng khi sử dụng.

Thước đo độ, thước đo góc

Thước đo góc (thước đo độ) là một dụng cụ đo lường kỹ thuật phổ biến trong xây dựng. Loại thước này thường được dùng để xác định vị trí cắt góc chính xác trên phôi. Ngoài ra, thước đo góc cũng được sử dụng phổ biến khi kiểm tra góc độ của các chi tiết. Hiện nay, trên thị trường có 3 loại thước đo góc phổ biến. Bạn có thể lựa chọn các loại thước vạn năng, thước bán nguyệt hoặc thước góc nghiêng tùy theo mục đích sử dụng.

Cách chọn mua dụng cụ đo lường kỹ thuật phù hợp

Các dụng cụ đo lường kỹ thuật có những chức năng riêng và cho các thông số khác nhau. Những hướng dẫn dưới đây sẽ giúp bạn chọn mua chính xác dụng cụ đo lường phù hợp với công việc.

dung-cu-do-luong-ky-thuat-4

Lựa chọn theo ứng dụng đo thực tế

Các dụng cụ đo lường kỹ thuật rất đa dạng đáp ứng nhu cầu đo đạc trong thực tế. Khi cần đo chiều dài, bạn nên lựa chọn thước cặp, thước panme, máy đo khoảng cách laser. Khi muốn xác định vị trí cắt góc, bạn cần sử dụng thước đo độ để đảm bảo độ chính xác cao.

Lựa chọn theo hình dạng đối tượng cần đo

Với các đối tượng đo có hình dạng đơn giản, ít chi tiết rườm rà như khối hình hộp, hình trụ, hình cầu thì bạn nên lựa chọn các dụng cụ đo kỹ thuật thông dụng như thước cặp, thước panme. Tuy nhiên, với các vật thể có kết cấu phức tạp, cầu kỳ, bạn nên chọn mua các dụng cụ đo lường có khả năng đo vượt trội hơn như máy đo khoảng cách Laser.

Lựa chọn theo chất liệu của đối tượng đo

Các vật liệu khác nhau cần đo bằng dụng cụ đo lường kỹ thuật riêng biệt. Với các đối tượng cần đo có độ cứng cao như kim loại, gỗ, bê tông, bạn có thể dễ dàng lựa chọn các dụng cụ đo thông dụng có sẵn để thực hiện mà không phải lo ngại vật bị biến dạng khi kẹp giữa thước cặp, thước panme. 

dung-cu-do-luong-ky-thuat-5

Còn với các đối tượng có kết cấu mềm, dễ biến dạng khi tác dụng lực, bạn nên tìm hiểu đặc tính của vật để chọn mua dụng cụ phù hợp. Ở tình huống này, bạn nên lựa chọn các thiết bị đo không tiếp xúc như mags đo khoảng cách Laser để đảm bảo độ chính xác cao mà không làm ảnh hưởng chất lượng sản phẩm.

Lựa chọn theo kích thước của đối tượng

Trước khi tiến hành đo đạc, bạn nên kiểm tra kích thước của đối tượng cần đo để lựa chọn kích thước dụng cụ đo phù hợp. Với các vật thể có kích thước nhỏ, bạn nên sử dụng các dụng cụ đo lường kỹ thuật có giới hạn đo nhỏ để đảm bảo cho kết quả chính xác và dễ theo dõi. Còn với những vật thể lớn, những dụng cụ đo cỡ lớn sẽ là giải pháp hiệu quả để thi thập đầy đủ thông số cần dùng.

Lựa chọn theo yêu cầu về độ chính xác

Trong quá trình sản xuất, thi công, các sản phẩm luôn có mức sai số cho phép. Vì thế, tùy thuộc vào yêu cầu kỹ thuật để bạn lựa chọn dụng cụ đo lường thích hợp. Với các ngành cơ khí chính xác, các dụng cụ đo lường kỹ thuật phải có độ chính xác cao để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Những thiết bị đo dùng trong ngành này đòi hỏi chính xác đến 0.0001mm.

Trên đây là những kiến thức về các dụng cụ đo lường kỹ thuật thông dụng để bạn tham khảo. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết cách chọn mua dụng cụ đo lường phù hợp với yêu cầu trong công việc. Hãy áp dụng ngay những kinh nghiệm này để lựa chọn thiết bị đo chính xác và hiệu quả nhé.