Bộ dao thớt

  • Lọc theo
  • Sắp xếp

Bộ dao thớt

Bộ dao thớt là dụng cụ không thể thiếu trong bất kỳ gian bếp nào của người Việt Nam. Bộ dao thớt sẽ giúp việc nấu ăn của bạn trở nên đơn giản và tiết kiệm thời gian hơn. Hãy cùng tham khảo một số tip chọn mua bộ thao dớt dưới đây sẽ trang bị cho gian bếp của gia đình nhé!

Các loại dao - thớt phổ biến hiện nay

1. Thớt gỗ

  • Ưu điểm: Thớt gỗ là một trong những loại thớt khá phổ biến hiện nay tại Việt Nam. Thớt gỗ có độ bền cao, cứng cáp và chắc chắn khi sử dụng. Bạn dùng thớt để chặt các loại xương ống sẽ rất thích hợp. Với thành phần 100%, bạn hoàn toàn yên tâm về sức khỏe. 

dao thớt 1

  • Nhược điểm: Đối với thớt được làm bằng gỗ thì có nhược điểm là rất dễ bị thú nước. Do vậy mà sau khi rửa bằng nước thì người dùng đem phơi khô. Nếu để thấm nước thì thớt rất dễ bị ẩm mốc, bốc mùi hôi.

2. Thớt tre

  • Ưu điểm: Thớt được làm bằng chất liệu tre có ưu điểm là bề mặt láng mịn nên bạn dễ dàng lau sạch khi sử dụng. Thớt tre không dễ bị ẩm mốc hay hút nước giống như thớt bằng gỗ. Trọng lượng của thớt cũng tươi đối nhẹ và thiết kế nhỏ gọn nên rất tiết kiệm diện tích. 

  • Nhược điểm: Thớt tre sau khi sử dụng một thời gian dài thì rất dễ bị nứt hoặc gãy khi va đập mạnh. Cho nên đa phần chỉ nên dùng để cắt rau củ quả và các loại thực phẩm mềm. Một nhược điểm khác của thớt tre là rất dễ bị mục và bám dầu mỡ. Vậy nên sẽ mất thời gian trong việc chà rửa hằng ngày. 

dao thớt 2

3. Thớt nhựa

  • Ưu điểm: Thớt nhựa là loại thớt rất được ưa chuộng bởi vì chúng có độ bền và đa dạng về kiểu dáng. Thớt nhựa không bị ẩm mốc, dễ dàng lau chùi và rửa. Người dùng sử dụng thớt nhựa để cắt rau hay chặt xương đều được cả.  

  • Nhược điểm: Vì được làm bằng nhựa nên loại thớt này không chịu được nhiệt độ cao. Do vậy mà cực kì hạn chế trong quá trình thái thịt luộc hay tiếp xúc với nhiệt độ. Thớt nhựa có nhược điểm là không chịu được nhiệt độ cao. 

4. Dao tỉa

Dao tỉa là dao dùng để tỉa hay cắt vỏ những loại rau, củ quả để chúng trông bắt mắt hơn. Dao sẽ có phần mũi khá nhọn, tay cầm và lưỡi dao cũng nhỏ để thuận tiện hơn khi tỉa thành hoa lá. Một số loại dao tỉa còn được thiết kế với lưỡi dao hình răng cưa. Như vậy thì việc tạo hình sẽ rất đa dạng và tạo phong phú hơn. Độ dài tiêu chuẩn của dao thường từ 6 cho đến 10 cm. 

5. Dao đa năng

Khác với dao tỉa, dao đa năng được dùng rất nhiều trong quá trình nấu ăn. Dao có thiết kế đặc biệt với phần lưỡi cao cực kỳ dày và sắc bén. Người tiêu dùng có thể thái thịt hay băm nhuyễn đều được cả. Đầu dao nhỏ nên khá linh hoạt trong việc tạo hình rau của quả hay thái trái cây thành những miếng mỏng. Trên thị trường hiện nay thì dao đa năng thường có độ dài tiêu chuẩn từ 10 đến 18 cm. 

dao thớt 3

6. Dao cắt bánh mì

Dao cắt bánh mì thường phổ biến ở châu Âu hơn châu Á. Dao này được dùng nhiều ở các nhà hàng hay quán ăn chuyên phục vụ đồ tây. Dao có mũi nhọn, phần tay cầm dài được làm bằng chất liệu nhựa cách nhiệt. Dao giúp việc bánh mì trở nên dễ dàng và bánh mì sẽ không bị vụn ra. Dao được thiết kế với độ dài từ 15 cho đến 25 cm. Tùy thuộc vào nhu cầu của gia đình mà bạn nên chọn độ dài cho phù hợp. 

Chọn mua dao-thớt tốt

  • Một bộ dao thớt là tốt là khi chúng được làm từ các thành phần an toàn cho sức khỏe của người dùng. Đặc biệt là phải chịu được nhiệt độ cao và chịu được lực tác động mạnh. 

  • Xuất xứ và nguồn gốc rõ ràng là một trong những tiêu chí để đánh giá độ tốt của sản phẩm. Bạn nên ưu tiên mua ở những thương hiệu lớn, có uy tín trên thị trường.

  • Khi mua bộ dao thớt thì người dùng nên chọn kích cỡ phù hợp với diện tích của gian bếp. Nếu chọn kích thước quá lớn thì sẽ gây cản trở và chiếm diện tích. Một chiếc thớt lý tưởng thường có kích thước dao động từ 25 cho đến 40 cm.

  • Ưu tiên các loại dao có độ sắc bén để tiết kiệm thời gian trong quá trình nấu ăn và cắt nhỏ thực phẩm. 

dao thớt 4

Hướng dẫn sử dụng bộ dao - thớt an toàn, đúng cách

  • Bộ dao thớt sau khi mua về thì cần phải rửa sạch qua nước nóng. Sau khi sử dụng xong thì cũng phải chà rửa cho sạch sẽ để tránh bụi bẩn bám vào. 

  • Trường hợp bạn để quá lâu không sử dụng thì nên chà bằng chanh và muối. Như thế sẽ giúp sát khuẩn và làm cho bề mặt trở nên sạch sẽ hơn rất nhiều. Đối với thớt gỗ thì rửa xong phải đem đi phơi cho thật khô ráo.

  • Ngoài làm sạch bằng phương pháp tự nhiên, người dùng có thể dùng thuốc sát trùng với nồng độ 5 phần trăm. Cách thực hiện là cho bộ dao thớt vào ngâm trong khoảng 10 phút sau đó thì rửa lại bằng nước.

Lưu ý khi sử dụng dao-thớt

  • Dao là vật dụng rất dễ gây nguy hiểm nếu như bạn không biết cách sử dụng. Do vậy mà hãy đặt dao ở nơi cao ráo và xa tầm tay của trẻ nhỏ.

  • Hạn chế việc dùng dao chặt những đồ vật cứng thì có thể gây mẻ lưỡi dao.

  • Sau khi dùng thớt xong phải rửa sạch và phơi khô để kéo dài tuổi thọ sản phẩm.

  • Dao sau khi sử dụng thì hay bị bào mòn và không được sắt bén như trước. Do vậy mà thỉnh thoảng bạn hãy đem chúng ra và mài qua đá hay dụng cụ mài chuyên nghiệp. 

  • Đối với những loại thớt không có phần chân đế, người dùng nên kê khăn giấy phía dưới. Như thế sẽ giúp thớt không bị trơn trượt không quá trình thái lát. 

Bài viết đã chia sẻ cho bạn những kinh nghiệm quý báu khi chọn mua bộ dao thớt. Hy vọng là bạn đọc sẽ thích và chọn mua được sản phẩm phù hợp với gia đình. Nếu bạn chưa biết nên mua ở đâu thì hãy đến ngay với HapoGreen để được tư vấn nhé. Ngoài những ưu đãi về chính sách giá cả, HapoGreen còn có chính sách bảo hành sản phẩm.