Dụng cụ thủy lực

  • Lọc theo
  • Sắp xếp

Dụng cụ thủy lực

Dụng cụ thủy lực ngày nay càng được ứng dụng phổ biến và mang đến rất nhiều lợi ích cho con người cũng như tạo ra nhiều thay đổi mạnh mẽ trong ngành sản xuất công nghiệp. Các dụng cụ này hỗ trợ, thúc đẩy hiệu quả trong sản xuất ngành công nghiệp, giúp tăng sản lượng, giảm bớt nhân công và tiết kiệm được nhiều chi phí nhưng vẫn an toàn với con người. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về dụng cụ thủy lực cũng như những tiện ích mà nó mang lại.  

Dụng cụ thủy lực là gì?

Dụng cụ thuỷ lực hay còn gọi là thiết bị thuỷ lực đây là những thiết bị dụng cụ sử dụng hệ thống thuỷ lực để hoạt động. Theo đó, những dụng cụ này đều được sử dụng chung công nghệ truyền tải và kiểm soát vận tốc bằng cách truyền áp suất và lưu lượng. Đồng thời hệ thống thuỷ lực này đều dùng mạch và kỹ thuật để điều khiển toàn bộ hệ thống thiết bị.

dụng cụ thủy lực 1

Khi kết hợp thuỷ lực cùng với các thiết bị và công cụ, những dụng cụ này sẽ có năng suất và hiệu quả hơn rất nhiều lần so với các công cụ và thiết bị thông thường khác. Do đó các loại thiết bị thuỷ lực thường được ứng dụng rất nhiều trong công nghiệp. Điển hình là các công trình xây dựng, máy móc,… Theo đó các dụng cụ thuỷ lực thường được sử dụng vào các công việc như là: ép đầu cos, uốn ống, cắt cáp, cắt sắt, nâng vật có khối lượng lớn,…

Phân loại và tác dụng của từng loại dụng cụ thuỷ lực

Dụng cụ thủy lực có những loại và tác dụng của từng loại như thế nào cùng tìm hiểu ngay dưới đây:

1. Kìm bấm cos thuỷ lực

Cos hay đầu cos là thiết bị kết nối phổ biến rất hay sử dụng trong ngành điện, được thiết kế với nhiều kiểu dáng và kích thước khác nhau. Với tác dụng truyền tải điện năng nhằm tăng khả năng dẫn điện giữa cáp điện với cáp điện hoặc giữa cáp điện với các thiết bị khác.

Theo đó, kìm bấm cos thuỷ lực còn được gọi là kìm ép cốt hay kìm bấm đầu cos. Đây là loại thiết bị chuyên dùng để ép chặt đầu cos với dây điện, dây cáp để chúng gắn chặt với nhau để tạo thành một mối ghép chắc chắn, an toàn và giúp người dùng không mất nhiều thời gian và sức lực khi ép chặt các đầu cos và dây điện. Do đó, kìm bấm cos thuỷ lực là một trong những công cụ không thể thiếu của những kỹ sư điện. Kìm bấm cos được chia làm hai loại chính là kìm bấm cos bằng tay và dùng pin.

1.1. Kìm bấm cos thuỷ lực bằng tay

dụng cụ thủy lực 2

Là sản phẩm kìm bấm cos được dùng khá rộng rãi khi thi công các đường dây cáp, làm hệ thống điện,… Kìm bấm cos thuỷ lực bằng tay thường được thiết kế với nhiều kiểu dáng khác nhau. 

Về cấu tạo kìm bao gồm đầu ép, thân kìm và bộ phận tay bơm. Khi sử dụng chỉ cần dùng một lực nhẹ, sau đó dụng cụ sẽ ép đầu cos vào dây cáp một cách dễ dàng. Việc sử dụng kìm bấm đầu cos bằng thủy lực rất đơn giản và nhẹ nhàng, mang lại hiệu quả cao cho người sử dụng. Về thiết kế, kìm bấm cos có thiết kế tiện dụng, dễ dàng mang theo bên mình khi làm việc. Dụng cụ này có thể ép được mọi loại đầu cos, từ cos nhỏ đến cos lớn.

1.2. Kìm bấm cos dùng pin

Kìm bấm cos dùng pin cũng là dụng cụ thuỷ lực hỗ trợ ép cos. Đây là là loại kìm dùng động cơ motor được cấp nguồn pin với lực ép mạnh điều khiển bằng nút nhấn. Nhờ công suất làm việc lớn nên lực ép cos của dòng này có thể lên tới 12 tấn. Loại kìm bấm cos dùng pin có nhiều điểm ưu việt hơn hẳn.

dụng cụ thủy lực 4

Điển hình là tốc độ làm việc nhanh hơn so với loại kìm bấm cos thuỷ lực bằng tay. Với máy ép dùng pin bạn chỉ mất 3s – 6s là có thể bấm được một đầu cos. Trung bình máy có thể bấm được tối đa 380 đầu cos mới hết pin. Kìm có thiết kế nhỏ gọn, cầm vừa tay, thậm chí có thể thao tác bằng một tay. Hơn nữa, kìm có thể sử dụng khi làm việc ở trên cao hay ở những vị trí có không gian nhỏ hẹp.

2. Máy ép thuỷ lực

Là loại máy được tích hợp bộ phận thủy lực có tải trọng nhất định tùy vào từng loại. Đây là một loại dụng cụ công nghiệp giúp tạo ra một lực nén lớn nhờ xi lanh thuỷ lực để phục vụ trong công việc. Máy ép thuỷ lực thường được sử dụng để ép và nén các loại vật liệu. Ngoài ra máy còn dùng để uốn các loại vật liệu nhằm mục đích tạo ra các sản phẩm nội thất theo ý muốn. Chúng được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực công nghiệp và trong các nhà máy chế tạo,…

dụng cụ thủy lực 4

Áp lực khi máy ép thuỷ lực hoạt động tạo ra là vô cùng lớn. Từ đó giúp ép, nén mọi loại vật liệu, từ những vật dụng nhỏ như giấy, gỗ,… Thậm chí, máy còn có thể làm thay đổi những đồ vật lên tới trăm tấn chỉ trong một thời gian ngắn.

3. Máy cắt thuỷ lực

Máy cắt thủy lực là loại máy chuyên cắt các kim loại cứng như sắt, cắt thép bằng hệ thống thủy lực. Đây là loại máy ép thủy lực có gắn 2 lưỡi dao hợp kim rất cứng. Nhờ đó, khi máy hoạt động lực ép của hệ thống thủy lực kết hợp với độ cứng và sắc bén của 2 lưỡi dao giúp cho việc cắt sắt hay thép nhanh chóng.

dụng cụ thủy lực 6

Công dụng chính của máy cắt thủy lực là cắt và gia công các tấm sắt thép hay kim loại thô, tạo ra những sản phẩm có kích thước phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. Loại máy cắt thủy lực này thường thấy trong các xưởng sản xuất cơ khí nhỏ. Máy này giúp cho việc gia công cơ khí trở nên dễ dàng hơn. Không chỉ giúp tăng năng suất, mà còn giúp các sản phẩm làm ra có độ chính xác cao. Hơn nữa còn đảm bảo an toàn cho con người khi không phải tiếp xúc trực tiếp với dao cắt hay máy móc.

4. Kích thuỷ lực

Kích thuỷ lực hay còn gọi là con đội thuỷ lực là một trong những thiết bị hỗ trợ trong lĩnh vực sản xuất cơ khí và sửa chữa ô tô vô cùng quan trọng. Đây là loại dụng cụ thuỷ lực được thiết kế với mục đích chính là nâng hạ máy móc, thiết bị, vật có tải trọng lớn, những vật này có thể nặng lên tới hàng chục, hàng trăm tấn. Do đó, kích thuỷ lực là thiết bị không thể thiếu trong các tiệm sửa chữa ô tô hay các đơn vị sản xuất cơ khí.

dụng cụ thủy lực 7

Nguyên lý hoạt động chung của các dụng cụ thuỷ lực

Thủy lực là nói đến sự chuyển động và vận chuyển lực của chất lỏng trong môi trường giới hạn, trong một hệ thống thủy lực chất lỏng ở đây chính là dầu. Dầu đóng vai trò rất quan trọng khi vừa là môi chất để truyền lực đi, vừa là chất bôi trơn bề mặt tiếp xúc của động cơ dụng cụ khi hoạt động. Nguyên lý hoạt động cơ bản của hệ thống thủy lực như sau: 

  • Khi động cơ điện hoặc motor diezen của dụng cụ thủy lực hoạt động, kéo theo bơm dầu quay. Lúc này, bơm sẽ hút dầu từ thùng chứa, đẩy dầu di chuyển đến các bộ phận trong hệ thống qua các ống dẫn dầu,  áp lực của dầu được khống chế bởi van an toàn được thiết kế trong hệ thống nhằm đảm bảo hệ thống ổn định nhất.

  • Sau đó, dầu được dẫn đến các thiết bị điều khiển rồi đến các thiết bị chấp hành. Nhờ vào lưu lượng và áp suất mà bơm thủy lực tạo ra mà các chuyển động tịnh tiến và chuyển động quay của thiết bị chấp hành theo.

  • Sau khi đã được truyền năng lượng thì dầu sẽ di chuyển, quay về thùng chứa và được lọc hồi. Cuối cùng dầu sẽ được làm mát trước khi bắt đầu một chu trình mới.

Ưu và nhược điểm của dụng cụ thuỷ lực

Dụng cụ thủy lực có nhiều ưu điểm nổi bật, tuy nhiên vẫn có những hạn chế nhất định, để hiểu rõ hơn về sản phẩm thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm dưới đây:

dụng cụ thủy lực 7

1. Ưu điểm

  • Truyền áp lực công suất khá cao,  giúp toàn bộ hệ thống hoạt động trơn tru và nhanh gọn.

  • Dụng cụ thuỷ lực có thể điều chỉnh vận tốc và cơ chế quay ngược chiều khá dễ dàng

  • Vệ sinh và chăm sóc dễ dàng, ít phải bảo dưỡng hơn các dụng cụ khác.

  • Dụng cụ có khối lượng và kích thước nhỏ giúp cho việc vận chuyển dễ dàng. 

  • Có tính chịu nén (của dầu) nên có thể sử dụng với vận tốc cao, và có thể chịu tác động mạnh.

  • Dễ thay đổi động cơ thành các chuyển động khác nhau như là chuyển động tịnh tiến, chuyển động quay,…

  • Động cơ không gây ra tiếng ồn lớn gây phiền.

  • Tránh được tình trạng quá tải nhờ có các van an toàn.

  • Dễ theo dõi và quan sát các chu trình hoạt động của dụng cụ.

2. Nhược điểm

  • Có thể bị các tác động bên ngoài làm rò rỉ hệ thống bên trong. Từ đó làm giảm hiệu suất hoạt động của cả hệ thống của dụng cụ thủy lực.

  • Thường khó giữ vận tốc được như lúc đầu bởi tính nén của dầu.

  • Nhiệt độ thường không kiểm soát được và tăng đột ngột khi mới bắt đầu khởi động dụng cụ, không đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

  • Có thể bị rò rỉ dầu gây ô nhiễm cho môi trường.

Trên đây là những thông tin cơ bản về dụng cụ thuỷ lực mà trên thị trường hiện nay đang có. Tuỳ vào từng tính chất công việc mà bạn lựa chọn dụng cụ, thiết bị sao cho phù hợp.