Kìm

  • Lọc theo
  • Sắp xếp

Kìm

Kìm là loại công cụ không thể thiếu trong hộp dụng cụ đồ nghề của thợ cơ khí, thợ sửa điện... Sản phẩm có thiết kế dạng cầm tay vừa nhỏ vừa gọn, cách dùng đơn giản và sử dụng được cho nhiều mục đích. Hiện nay, trên thị trường đã cho ra đời nhiều loại kìm khác nhau với khả năng hỗ trợ nhiều công việc cho mọi ngành nghề, mọi nhu cầu. Vì vậy, trước khi mua kìm, người dùng nên quan tâm tìm hiểu kỹ càng hơn.

Kìm dùng để làm gì?

Kìm là một dụng cụ đồ nghề cơ khí cầm tay rất phổ biến hiện nay. Chúng xuất hiện lần đầu tiên ở Châu Âu từ thời kỳ đồ đồng và được dùng để hỗ trợ quá trình xử lý kim loại. Hiện nay, kìm được cải tiến thành nhiều loại và mỗi loại mang lại công dụng riêng, ứng dụng phổ biến nhất trong ngành điện và viễn thông. Công dụng chủ yếu của kìm là dùng để cắt, giữ hay hỗ trợ kéo, uốn nắn kim loại nóng, kim loại cứng. Người ta cũng thường dùng kìm để nhổ hay cắt đinh, cắt dây dẫn điện, giữ hay tuốt vỏ dây điện…

Hình dạng của kìm tương tự kéo nhưng lực do kìm tạo ra lớn hơn rất nhiều. Chất liệu dùng để làm loại dụng cụ này khá đa dạng, người ta có thể sử dụng các kim loại như crom, vanadi.. hay hợp kim thép có độ bền cao và khả năng chống ăn mòn tốt. Phần tay cầm sẽ được bọc bằng vật liệu khác để cách điện và giúp việc cầm nắm dễ dàng hơn, thường sẽ dùng cao su.

kìm 1

Cấu tạo của kim gồm 3 phần là phần hàm, trục kìm (thường làm bằng đinh tán) và tay cầm. Hàm của kìm có thể là loại to, dày để tăng khả năng tạo lực, cũng có thể là hàm mũi nhọn tinh tế giúp việc cầm vật dụng hiệu quả hơn. Tóm lại, tùy vào mục đích sử dụng mà chúng sẽ có hình dạng, kích thước cũng như làm từ loại vật liệu khác nhau. Hai hàm của kìm thường không đối xứng và bề mặt thường có các gân nổi để tăng độ ma sát, giúp việc cầm nắm tốt hơn. 

Hiện nay, đa số tên gọi của các loại kìm thường nói lên phần nào công dụng của chúng, chẳng hạn như kìm cắt, kìm điện, kìm cộng lực, kìm đa năng... Điều này sẽ giúp người mua thuận tiện hơn khi đi tìm mua kìm, đảm bảo phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Các loại kìm hiện nay? Ưu, nhược điểm của mỗi loại

Các hãng sản xuất đã cho ra đời rất nhiều loại kìm phục vụ cho từng nhu cầu. Dưới đây là một số loại kìm cơ bản hay sử dụng nhất bạn đọc có thể tham khảo.

1. Kìm cắt

Kìm cắt là loại kìm thường dùng để cắt dây điện, cây cảnh hay cắt kim loại cứng như sắt, đồng, thép, nhôm... Chúng cũng có thể dùng để kẹp giữ hay uốn vật liệu cứng. Khác với kéo sử dụng hai lưỡi chéo qua nhau, kìm cắt sở hữu 2 lưỡi được mài thành hình chữ V đối xứng và khép kín hoàn toàn.

kìm 2

Chất liệu làm kìm cắt đa phần là thép cường lực. Tay cầm sẽ được bọc cách điện bằng cách lồng vỏ nhựa hoặc nhúng vào nhựa lỏng, như vậy vừa giúp cách điện, vừa giúp người dùng cầm thoải mái và chắc tay hơn. Phần lưỡi sẽ được làm nóng và tôi cứng để mang lại công dụng cắt hiệu quả.

Kìm cắt mang lại nhiều công dụng hữu ích và được ứng dụng rất nhiều trong ngành điện, cơ khí, viễn thông. Chúng cũng rất nhỏ gọn, cầm tay rất tiện và có cách dùng đơn giản. Tuy nhiên, người dùng cần hết sức lưu ý khi chọn mua cũng như lựa kìm để sử dụng cho phù hợp với mục đích. Nếu chọn phải kìm kém chất lượng hoặc có lưỡi không đủ cứng, bạn sẽ không thể cắt vật liệu, ngược lại có thể làm hỏng kìm.

2. Kìm cộng lực

Kìm cộng lực hay Bolt Cutter là công cụ cầm tay được dùng cắt, bấm, bẻ cong từ vật liệu mềm đến vật liệu cứng hay siêu cứng thiếc, đồng, sắt, thép… Dụng cụ này làm từ vật liệu siêu bền và được nhiệt luyện toàn thân. Sau đó, phần lưỡi của kìm sẽ được tôi cao tần, mang lại độ cứng lên đến 58-62 HRC.

kìm 3

Kìm cộng lực có khả năng tạo lực và chịu lực mạnh mẽ. Tay cầm của kìm bằng thép và được bọc ngoài bằng nhựa cao cấp giúp tăng độ ma sát với tay nhờ vậy người dùng sẽ dễ cầm hơn và hạn chế được tình trạng trơn trượt.

Dụng cụ này được ứng dụng nhiều trong ngành cơ khí, xây dựng, công nghiệp. Ngoài hỗ trợ cắt vật liệu cứng, kìm cộng lực còn hỗ trợ giữ chặt, bấm, uốn cong rất tốt. Tuy nhiên, sử dụng kìm này sẽ dựa nhiều vào lực tay của người dùng.

3. Kìm điện

Kìm điện là loại kìm được dùng để bấm, cắt, uốn, tuốt… vỏ dây điện. Ngoài ra, chúng vẫn được dùng cho nhiều việc khác chứ không phải chỉ trong ngành điện như tên gọi. Cấu tạo của kìm điện gần giống với kìm cầm tay thông thường và được làm từ kim loại cứng có khả năng chịu lực tốt như là thép CrV. Tay cầm của kìm được bọc cao su dày để cách điện, giúp hạn chế tối đa nguy cơ gặp tai điện cho người dùng.

kìm 5

Kìm điện gồm nhiều loại tương ứng với những công dụng nhất định chúng mang lại như kìm cắt tuốt dây điện, kìm bấm cos dây điện, kìm mũi nhọn, kìm mỏ quạ, kìm chống tĩnh điện… Người dùng có thể tùy theo nhu cầu sử dụng mà chọn mua loại dụng cụ phù hợp.

Địa chỉ cung cấp kìm chính hãng, giá rẻ 

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều địa chỉ kinh doanh kìm giúp người tiêu dùng dễ dàng tìm mua sản phẩm hữu ích cho mình. Và nếu muốn đảm bảo mua được hàng chính hãng, giá rẻ và tiện lợi nhất thì bạn có thể tham khảo cái tên HapoGreen. Đây là một trong những website chuyên mua sắm trực tuyến uy tín nhất hiện nay với danh mục hàng bán cực đa dạng như đồ gia dụng, điện máy điện lạnh, thiết bị số - phụ kiện, đồ thể dục thể thao…

Đến với HapoGreen, trang web cam kết bạn sẽ mua được hàng chính hãng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, giá cả cạnh tranh và cực tiện lợi nhờ hình thức đặt hàng online. Mọi thông tin, hình ảnh liên quan đến sản phẩm đều được cung cấp đầy đủ. Đặc biệt, khách hàng còn có thể nhận được tư vấn đến từ đội ngũ nhân viên HapoGreen nếu chưa quá rõ về nhu cầu của mình hay sản phẩm mua.

kìm 6

Trên đây là một số thông tin chia sẻ về kìm - loại dụng cụ cực hữu ích và nên có tại mỗi gia đình. Hy vọng qua bài viết này bạn đọc sẽ có được cho mình địa chỉ bán hàng uy tín, từ đó có thể mua được loại kìm chính hãng chất lượng cao, đáp ứng hoàn hảo nhu cầu của bạn mà giá cả lại phải chăng và tiện lợi.