Lều cắm trại

  • Lọc theo
  • Sắp xếp

Lều cắm trại

Lều cắm trại là vật dụng thiết yếu dành cho những chuyến đi phượt, picnic, dã ngoại ngoài trời,... Với đủ loại kích cỡ, thông số kỹ thuật mang đến cho người dùng đa dạng sự lựa chọn. Hãy cùng HapoGreen tìm hiểu chi tiết về các loại lều cắm trại, cách sử dụng an toàn và một số thương hiệu nổi bật nhất.

Có bao nhiêu loại lều cắm trại?

Sự đa dạng của các loại lều cắm trại khiến bạn cảm thấy băn khoăn không biết chúng giống và khác nhau như thế nào. Thực tế, dù là một loại phụ kiện du lịch dã ngoại đa dạng nhưng lều du lịch có thể phân thành 3 nhóm chính sau:

1. Lều cắm trại 3 mùa và 4 mùa

  • Lều 3 mùa: Lều được thiết kế sử dụng trong mùa xuân, mùa hè và mùa thu. Các sản phẩm ưu tiên sự gọn nhẹ, thông thoáng. Vách lều 3 mùa được thiết kế nhằm tăng tối đa diện tích lưới, đảm bảo không khí lưu thông tốt bên trong nhưng không để gió thổi trực diện vào mọi người. Phần khung lều sử dụng chất liệu nhẹ như nhôm. Lều có lớp ngoài thường thiết kế hổng. Dựng lên cách mặt đất khoảng đủ cho không khí và gió lưu thông nhưng vẫn chống mưa và sương ẩm hiệu quả. Lều 3 mùa sử dụng chất liệu mỏng nhẹ với trọng lượng giao động khoảng 1.5 - 3kg.
  • Lều 4 mùa: Lều này chỉ sử dụng vào mùa đông còn các mùa khác sẽ dùng loại lều 3 mùa kể trên. Loại lều 4 mùa phù hợp để dùng trong các điều kiện khắc nghiệt như nhiệt độ thấp, gió mạnh, có tuyết, băng với thời tiết ẩm ướt,... Chính vì thế nên lều được thiết kế kín và ít lưới nhưng vẫn có vài góc lưới nhỏ có cửa che để điều chỉnh tốt không khí trong lều. Phần khung lều ưu tiên độ cứng nên chất liệu sử dụng thường là hợp kim nhôm. Lớp ngoài lều thiết kế kín, phủ sát mặt đất để cản gió. Lều 4 mùa có chất liệu dày và nặng nên trọng lượng thường trên 4kg.lều cắm trại 1

2. Lều 1 lớp và lều 2 lớp

  • Lều 1 lớp: Loại lều này có tường thường làm bằng vải chống nước, thoáng khí và không có tấm phủ lều nhưng chống được mưa nhỏ, trời nắng. Lều 1 lớp có trọng lượng nhẹ, rất thoáng khí nhưng khả năng chống nước kém.
  • Lều 2 lớp: Lều có một lớp chính và một tấm phủ lều có thể tháo rời khi cần thiết. Khả năng chống thấm và chống nước của lều 2 lớp tốt hơn. Kể cả vào thời tiết mưa to vẫn chống chịu được. Nhưng loại lều này lại dày dặn nên khá ngột ngạt và khó chịu vào những ngày nóng bức.

3. Lều tự đứng và lều không tự đứng

  • Lều tự đứng: Loại lều này khá tiện khi bạn chỉ cần ráp khung vào là lều có thể tự đứng và sử dụng ngay được. Bạn không cần phải căng dây hay cắm cọc mất thời gian như những sản phẩm khác.
  • Lều không tự đứng: Loại lều này dù có ráp khung đầy đủ vẫn không thể tự bung được nên cần phải căng dây và cắm cọc để dựng lên ngược hoàn toàn với lều tự đứng ở trên.

lều cắm trại 2

Các loại size và khung lều

1. Size lều

Lều nào cũng có size của nó nhưng để dễ hiểu thì các nhà sản xuất thường quy đổi thành số người tối đa cùng nằm bên trong. Nhưng có một số điểm cần lưu ý về kích cỡ lều bạn cần biết trước khi chọn mua.

  • Mỗi nhà sản xuất thường có cách quy đổi khác nhau. Có thể cùng ghi là lều 4P - 4 người nhưng kích thước lại khác nhau giữa các hãng.

  • Thông số kích thước của lều rất quan trọng nên nếu bạn biết rõ thông số (dài x rộng x cao) thì bạn không cần quan tâm đến số người quy đổi.

  • Số người quy đổi của nhà sản xuất tức là số người tối đa trong một lều. Ví dụ lều ghi 2P sẽ là tối đa 2 người trở xuống. Lều 4P tối đa 4 người trở xuống…

  • Thông thường, kích cỡ lều dành cho thị trường châu Âu, châu Mỹ sẽ lớn hơn lều bán tại thị trường châu Á.

2. Khung lều

Trên thị trường, lều cắm trại có phần khung làm từ hai chất liệu chính.

  • Khung bằng sợi thủy tinh (fiberglass)

Khung lều phổ biến nhất tại thị trường Việt Nam với chất liệu là sợi thủy tinh pha nhựa. Nguyên liệu là khung thường được nhập từ Trung Quốc về.

Loại khung này có giá rẻ, dẻo, đàn hồi tốt và dễ gia công. Điểm hạn chế là nhanh giòn, dễ tách gãy tạo ra rất nhiều dằm. Chúng có thể dắt vào da thịt gây đau đớn nếu không cẩn thận làm gãy. Ngoài ra, trọng lượng của loại này rất nặng, lão hóa theo thời gian, độ bền càng lâu càng giảm.

  • Khung nhôm

Đây là loại khung lều phổ biến trên thế giới nhưng ít phổ biến tại Việt Nam. Lều làm bằng khung nhôm đắt tiền và khâu sản xuất phức tạp hơn. Khung nhôm cũng có nhiều loại, phân chia theo thành phần cấu tạo, đặc điểm hình dạng. Dễ hiểu hơn thì chúng ta chỉ cần phân biệt khung nhôm theo mã hợp kim nhôm sử dụng trong sản xuất khung. Chủ yếu có 2 dòng khung nhôm chính là 6xxx series và 7xxx series.

Khung nhôm 6xxx (phổ biến là 6001, 6005, 6065): Giá thành tương đối rẻ, có độ dẻo, khó gãy, nhẹ và không bị giảm chất lượng theo thời gian. Điểm hạn chế là độ cứng không cao, tính đàn hồi kém hơn, dễ cong nên sau khi sử dụng khung sẽ bị cong định hình hoặc được nhà sản xuất uốn cong định hình sẵn. Nhưng độ cong này không làm ảnh hưởng đến chất lượng, giá trị của khung.

Khung nhôm 7xxx (Phổ biến là 7001, 7075): Loại khung rất nhẹ, rất cứng có độ bền tuyệt vời và tính đàn hồi cực tốt nên chúng khó bị cong khi sử dụng. Trừ khi bạn cố tình bẻ quá biên độ giới hạn của khung. Điểm hạn chế là khung này có giá thành cao nên thường áp dụng trên các dòng sản phẩm cao cấp.

Cách sử dụng lều cắm trại an toàn

Dù là loại lều nào thì khi sử dụng bạn cũng phải trải qua 4 bước dựng lều chắc chắn, an toàn sau đây:

  • Bước 1: Chuẩn bị kỹ cho việc dựng lều từ việc đọc hướng dẫn của nhà sản xuất, thực hành thử ở nhà và thuộc nằm lòng các thao tác dựng lều.
  • Bước 2: Lựa chọn khu vực dựng lều cần nơi khô ráo, bằng phẳng, giảm thiểu các tác động xấu từ xung quanh cũng như yếu tố thời tiết.
  • Bước 3: Tham khảo thêm một số mẹo khi dựng lều đảm bảo chắc chắn và thực hiện các thao tác dễ dàng hơn.
  • Bước 4: Tìm hiểu kỹ cách dùng dây thừng khi dựng lều, cách buộc dây vào cọc đúng cách sao để lều được giữ chắc chắn nhất trong cả những cơn gió mạnh.

Nên chọn loại lều cắm trại nào tốt nhất?

Để chọn được loại lều cắm trại tốt bạn có thể dựa vào phân loại, mức giá của sản phẩm để chọn thương hiệu uy tín.

  • Lều giá rẻ (dưới 1.200.000đ) loại lều dùng cho nhu cầu cắm trại cơ bản thường được lấy từ Trung Quốc. Chúng dùng cho các địa hình bằng phẳng, chống nước, chống ánh nắng mặt trời, chống gió, giông, bão ở mức khá.
  • Lều giá tầm trung (dưới 3.000.000đ) có một số thương hiệu nổi bật như Ryder, Trackman… Những lều cắm trại ở phân khúc này có kiểu dáng đẹp, độ bền cao, chất lượng đảm bảo.
  • Lều cao cấp (Dưới 10.000.000đ) thường được nhập khẩu từ Mỹ như Texsport, Coleman,... với chất lượng hoàn hảo, sử dụng các chất liệu cao cấp, thiết kế thời trang với nhiều tiện ích đi kèm tiện lợi.

Có thể thấy, lều cắm trại rất đa dạng và phong phú từ kích cỡ đến giá thành, màu sắc. Tùy theo nhu cầu và khả năng tài chính để bạn chọn lều phù hợp nhất. Đến ngay HapoGreen để tham khảo thêm nhiều dòng lều dã ngoại, lều du lịch của các thương hiệu nổi tiếng với mức giá ưu đãi nhất.