Bếp gas

  • Lọc theo
  • Sắp xếp

Bếp gas

Bếp ga là một thiết bị nấu nướng chuyên dụng không thể thiếu trong gian bếp của mọi gia đình. Không chỉ mang lại nhiều tiện ích trong nấu nướng bếp ga còn giúp tô điểm thêm cho không gian nội thất của gian bếp nhà bạn. Hiện nay với rất nhiều thương hiệu và kiểu dáng bếp ga trên thị trường, việc chọn mua sản phẩm phù hợp không phải là điều dễ dàng. Dưới đây sẽ là một số thông tin về bếp ga và tiêu chí chọn mua bếp ga mà HapoGreen muốn gợi ý để bạn không phải loay hoay khi chọn mua thiết bị phù hợp.

Bếp ga là gì?

Bếp ga là thiết bị nấu nướng sử dụng các loại khí từ thiên nhiên theo cơ chế đánh lửa như: Khí Butan, Propan, khí hóa lỏng… để làm nhiên liệu đốt cháy tạo ra năng lượng. Bếp ga lần đầu xuất hiện vào năm 1820 tại Anh nhưng đến năm 1826 thì dòng bếp này mới thực sự được cấp bằng sáng chế và đưa vào sử dụng vào năm 1836. Cho đến ngày nay dòng bếp này vẫn là một trong những thiết bị nấu nướng phổ biến tại các gia đình Việt Nam. 

bếp ga 1

Các tính chất của bếp ga 

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thương hiệu bếp ga với nhiều phân khúc khác nhau từ đắt tiền như: Bosch, Fagor, Cata, Teka… Cho đến các dòng bếp ga tầm trung có mức giá rẻ như: Rinnai, Taka, Canzy, Sevilla, Sunhouse, Faster… Với 3 loại bếp ga chính là bếp ga dương, bếp ga âm và bếp ga hồng ngoại, liệu dòng bếp ga nào sẽ phù hợp với nhu cầu sử dụng của bạn? Hãy cùng chúng tôi tham khảo những đánh giá chi tiết về tính chất của từng dòng bếp ga ngay dưới đây nhé!

1. Bếp ga dương

Bếp ga dương có thể lắp đặt và điều chỉnh vị trí linh hoạt mà không cần phải thay đổi cấu trúc bếp. Đây cũng chính là dòng bếp ga ưa chuộng nhất tại Việt Nam với giá thành rẻ, đảm bảo được tính thẩm mỹ và khả năng nấu nướng. Đồng thời dễ dàng nâng cấp bếp hoặc di chuyển và lắp đặt ở nhiều vị trí khác nhau trong căn bếp.

2. Bếp ga âm

Bếp ga âm có cơ chế hoạt động không khác gì so với bếp ga dương. Tuy nhiên điểm khác biệt nằm ở chỗ bếp ga âm sẽ được lắp đặt âm vào tủ và phải khoét bề mặt bếp để đặt vào. Mặc dù có cách lắp đặt hơi bất tiện và không thể di chuyển nhiều nơi nhưng bếp ga âm đảm bảo tính thẩm mỹ cao, phù hợp với những người có yêu cầu cao về tính thẩm mỹ và cách bày trí của căn bếp.

bếp ga 2

3. Bếp ga hồng ngoại

Bếp ga hồng ngoại là thiết bị nấu nướng nổi bật với thiết kế mâm nhiệt không đánh lửa mà chỉ đốt nóng một mâm gớm để tạo ra tia hồng ngoại. Từ đó tác động một phần nhiệt lớn vào đáy nồi giúp chúng ta nấu chín thức ăn. Ưu điểm của bếp ga hồng ngoại đó là khả năng đốt cháy khoảng 90% lượng ra tiêu thụ và chuyển hóa nó thành nguồn nhiệt năng.

Do đó, có thể đánh giá rằng bếp ga hồng ngoại là thiết bị nấu nướng khá thông minh và có thể thay thế bếp ga truyền thống. Đồng thời dòng bếp này cũng tiết kiệm ra cao hơn so với bếp ga truyền thống. Đặc biệt trong quá trình hoạt động dòng bếp này không hề bị tạt lửa khi có gió, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người sử dụng.

Lưu ý khi sử dụng bếp ga

Bạn đã biết sử dụng bếp ga đúng cách hay chưa? Cùng tham khảo và bỏ túi những lưu ý quan trọng sau đây trước khi sử dụng bếp ga để nấu nướng nhé!

  • Trước khi lắp đặt bạn cần phải đảm bảo vị trí lắp đặt bếp ga thoáng khí, tránh gió lùa trực tiếp. Tránh đặt bếp bên trên các vật dụng làm bằng gỗ hoặc nhựa dễ bắt lửa.

  • Khi lắp đặt bình ga chúng ta cần phải đảm bảo bình ga đặt thấp hơn bếp hoặc đặt trong tủ bếp để có thể dễ dàng lưu thông khí. Đề phòng những trường hợp khi rò rỉ khí ga bạn có thể dễ dàng phát hiện ngay.

  • Lắp đặt bình ga cách xa nguồn điện tối thiểu 1,5 m để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

bếp ga 4

  • Sử dụng thao tác bật tắt bếp điện, bếp ga đúng quy trình và đảm bảo khóa van bếp ga sau khi sử dụng. Nhiều người chủ quan về việc khóa van bình ga gây ra các trường hợp rò rỉ khí ga vô cùng nguy hiểm.

  • Theo dõi thức ăn trong quá trình đun nấu để tránh các trường hợp hợp thức ăn bị cháy khét, trào, bắt cháy do bùng lửa…

  • Hạn chế để các bé đến gần khi đang sử dụng bếp ga đặc biệt là các loại bếp dương để hạn chế gây nguy hiểm đến các con.

  • Khi sử dụng bếp ga bạn cần phải thường xuyên vệ sinh bếp đúng cách để tránh việc bếp bị suy nghĩ và giảm tuổi thọ theo thời gian sử dụng.

  • Lau bề mặt bếp sau khi nấu ăn để tránh cặn thức ăn dư thừa hoặc dầu mỡ bám trên bếp gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm.

Cách vệ sinh bếp gas đúng cách 

Trong quá trình nấu nướng bằng bếp ga chắc chắn chúng ta sẽ khó tránh khỏi tình trạng dầu mỡ thừa và thức ăn bám trên bếp. Giờ đó để đảm bảo bếp ga được hoạt động tốt nhất bạn cần phải vệ sinh đều đặn theo hướng dẫn sau đây!

  • Vệ sinh kiềng bếp: Kiềng bếp Là bộ phận rất dễ bám bụi và dầu mỡ cũng như tiếp xúc trực tiếp với khí ga. Chính vì thế bạn cần phải vệ sinh kiềng đều đặn để đảm bảo vệ sinh. Đặc biệt đối với những vết bẩn cứng đầu chúng ta có thể ngâm trong hỗn hợp dung dịch nước sôi cùng với baking soda khoảng 10 15 phút để loại bỏ hoàn toàn các vết bẩn bám trên kiềng. 

  • Vệ sinh mâm chia lửa: Nếu bộ phận mâm chia lửa quá bẩn ăn sẽ dẫn đến tình trạng bếp ga khó đánh lửa hoặc không thể đánh lửa. Để vệ sinh mâm chia lửa bạn cần khóa van bếp ga và để nguội bếp trước khi tháo sau đó ngâm mâm chia vào dung dịch nước ấm trộn với nước rửa chén theo tỉ lệ 1:1. 

bếp ga 5

  • Vệ sinh bề mặt bếp ga: Đối với phần bề mặt bếp ga bạn có thể sử dụng loại nước lau bếp chuyên dụng hoặc nước lau kính. Đối với các sản phẩm bếp dùng mặt kính sẽ dễ dàng vệ sinh hơn nhiều so với các sản phẩm sử dụng vỏ nhôm, inox. Bạn cần phải vệ sinh kỹ để tránh các tình trạng rỉ sét hoặc bám bẩn trong các kẽ bếp khiến vi khuẩn tích tụ.

Bên trên là những thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn về bếp ga, cách chọn mua bếp ga và sử dụng bếp ga đúng cách. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ có thể giúp bạn lựa chọn được thiết bị nấu nướng phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình mình!