Máy tạo Oxy

  • Lọc theo
  • Sắp xếp

Máy tạo Oxy

Máy tạo oxy hay máy thở bằng oxy là thiết bị được sử dụng khá nhiều trong lĩnh vực y tế. Tuy nhiên bạn cũng có thể lắp đặt tại nhà với những loại máy có công suất nhỏ hơn. Nếu bạn đang có nhu cầu thì hãy tham khảo ngay bên dưới.

Máy tạo oxy là gì?

Máy tạo oxy là thiết bị y tế & sức khỏe, nó lấy trực tiếp không khí từ môi trường xung quanh sau đó đưa qua hệ thống lọc để loại bỏ hết khí trơ, các chất độc hại. Máy cho ra oxy tinh khiết với nồng độ ở mức trên 90%, còn được gọi là oxy y tế. Oxy y tế chính là loại chất quan trọng và cần thiết cho bệnh nhân nằm liệt giường, bị đột quỵ, các trường hợp bệnh nhân bị suy tim, suy phổi…Khi sử dụng máy tạo oxy, chúng ta không cần phải dùng tới bình oxy hoặc oxy hóa. 

máy tạo oxy 1

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy tạo oxy

Máy tạo oxy bao gồm các bộ phận như: thân máy, dây dẫn khí, bình tạo ẩm. Trong đó, thân máy tạo oxy gồm có bộ lọc, một máy nén và bảng mạch. Loại máy này có lượng oxy được tạo ra từ bộ lọc không khí, bộ nhả khí thường xuyên, liên tục nên nguồn cung cấp oxy của máy sẽ không bao giờ bị cạn kiệt. 

Hàm lượng oxy chiếm khoảng 21% trong không khí tự nhiên, 79% còn lại là khí nitơ và một số khí khác. Vì thế cho nên nguyên tắc hoạt động của máy tạo oxy chính là hút khí tự nhiên vào bên trong máy, sau đó hấp thụ và xả hết các khí nitơ ra bên ngoài. Máy chỉ giữ lại khí oxy để cung cấp cho bệnh nhân qua một đường dẫn khác. Người ta sử dụng các hạt Zeolite để hấp thụ khí nitơ. 

Không khí được hút qua bộ lọc sau đó tiếp tục được đưa vào máy nén khí với áp suất từ 2 cho tới 3 at. Sau khi đã được làm mát dưới dạng khí nén, không khí sẽ đi qua van 4 chiều. Lúc này, hệ thống van sẽ lần lượt được đóng mở để để đưa không khí nén vào bình, đẩy khí nitơ được giữ lại bởi hạt Zeolite ở trong hai bộ sàng lọc ra bên ngoài. 

máy tạo oxy 2

Cuối cùng là đẩy khí oxy mới vào trong bình tích áp có chứa oxy. Khí oxy khi đã được đẩy vào bên trong bình tích áp sẽ làm giảm áp suất của bình chứa hạt Zeolite. Hệ thống van sẽ tự động đóng đường nạp khí oxy, đường loại bỏ khí nitơ lại để tái tạo hóa chất khi áp suất giảm tới mức nhất định. 

Như thế, không khí nén sẽ thông qua hệ thống van và bình lọc, tạo độ ẩm để cung cấp oxy cho bệnh nhân, một phần được giữ lại ở sensor oxy giúp tiện cho việc theo dõi hàm lượng oxy. Nếu hàm lượng oxy ở mức dưới 60% thì máy sẽ phát ra tín hiệu để mọi người sửa chữa, thay hạt lọc. 

Hướng dẫn sử dụng máy tạo oxy

Hiện nay trên thị trường cung cấp đa dạng các loại máy tạo oxy, trong đó có một số dòng máy nổi bật, được rất nhiều khách hàng lựa chọn sử dụng như máy tạo oxy của Yuwell, Longfian,...Đây đều là những loại máy được nhập khẩu từ nước ngoài, chủ yếu từ Trung Quốc và Mỹ. Máy tạo oxy tạo ra một lượng khí oxy nguyên chất, nó tương đương với nồng độ oxy ở bên trong bình oxy y tế. Chính vì thế nên chúng ta cần biết cách sử dụng máy tạo oxy cho đúng để đạt hiệu quả cao khi chữa bệnh. 

1. Nắm được nhóm đối tượng cần tăng cường oxy

Nhóm đối tượng cần được tăng cường oxy bao gồm: những người bị các bệnh về hô hấp như hen suyễn, viêm phổi hoặc tắc nghẽn phổi mãn tính, người bị tai biến. Bên cạnh đó, những người bị bệnh về tim, chức năng vận chuyển oxy của máu yếu cũng cần sử dụng máy tạo oxy. Ngoài ra, nhóm đối tượng bị nhiễm độc hóa chất, khí than, bị thiểu năng tuần hoàn não, thiếu máu, xẹp phổi…cũng cần sử dụng loại máy này.

máy tạo oxy 3

2. Nắm được các bước sử dụng máy tạo oxy cơ bản

Đầu tiên, các bạn lựa chọn vị trí đặt máy tạo oxy phù hợp, thuận tiện cho quá trình thở của bệnh nhân. Chú ý, nên đặt máy tạo oxy nằm cách xa tường từ 20 - 30cm, các đồ nội thất và những vật dụng gây cháy nổ, xa khu vực nhà tắm. Đảm bảo cho khu vực đặt máy tạo oxy phải khô thoáng, sạch sẽ.

Tiếp theo, chúng ta kết nối bộ đầu lọc với máy rồi nhấn vào nút nguồn để khởi động máy tạo oxy. Khi máy đã khởi động thì quan sát tình trạng hoạt động của nó, lúc này đèn báo hiệu, đèn báo lỗi sẽ phát sáng và có âm thanh bíp. Trong quá trình sử dụng máy tạo oxy, người dùng cũng phải biết cân chỉnh lưu lượng oxy theo chỉ định của bác sĩ để phù hợp với bệnh nhân.

 Cung cấp quá nhiều oxy sẽ khiến cho bệnh nhân bị ức chế vì phải nhận quá nhiều oxy trong thời gian ngắn. Ngược lại, với những người bị bệnh nặng về phổi sẽ cảm thấy khó thở, mệt mỏi vì lượng oxy phát ra từ máy không đủ. Kế tiếp là lắp các ống nối, dây thở để cung cấp oxy tới bệnh nhân. Sau khi sử dụng xong máy tạo oxy, chúng ta vệ sinh sạch sẽ bộ phận ống thở tiếp xúc với người bệnh. 

Những lưu ý khi sử dụng máy tạo oxy

Trước khi sử dụng máy tạo oxy, chúng ta nên hỏi bác sĩ xem nên dùng loại máy tạo oxy có dung tích 3l, 5l hay sử dụng bình oxy y tế. Mọi người cũng nên kiểm tra trước nồng độ oxy (SPO2) trong máu bệnh nhân. Tuyệt đối không cho bệnh nhân thở oxy liên tục vì sẽ khiến cho người bệnh bị nghiện oxy, làm cho phổi bị chai lỳ và nó không thể hoạt động một cách bình thường được nữa. 

máy tạo oxy 5

Mọi người không được hút thuốc hay sử dụng các vật dụng có khả năng phát ra lửa khi đang ở khu vực đặt máy tạo oxy. Nên sử dụng loại máy tạo oxy dung tích 5l cho những bệnh nhân có chuyển biến nặng như: ung thư, suy thận giai đoạn cuối, suy tim, viêm phổi cấp. Nên bảo quản máy tạo oxy ở những khu vực thông thoáng trong nhà. 

Máy tạo oxy là vật dụng rất cần cho những ai hay bị khó thở hay có vấn đề về tim mạch. Máy có cách sử dụng đơn giản và dễ lắp đặt tại nhà mà ai cũng có thể làm được. Vậy nên không có lý do nào mà bạn không mua sắm thiết bị này trong gia đình của mình.