Home » Gia dụng & Nhà cửa đời sống » Tại sao tủ lạnh bị đóng tuyết? Nguyên nhân và cách xử lý
Tại sao tủ lạnh bị đóng tuyết? Nguyên nhân và cách xử lý

Tại sao tủ lạnh bị đóng tuyết? Nguyên nhân và cách xử lý

Sau một thời gian sử dài ngày, tủ lạnh có thể sẽ gặp phải tình trạng đọng nước và đóng tuyết bên trong gây ra những bất lợi đến quá trình hoạt động bảo quản thực phẩm và hao phí thêm điện năng. Nhiều người đã thắc mắc “ Tại sao tủ lạnh bị đóng tuyết? Nguyên nhân và cách xử lý như thế nào?” Để biết nhiều hơn về các thông tin này, hãy cùng điểm nhanh qua bài viết dưới đây.

Những ảnh hưởng khi tủ lạnh bị đóng tuyết

Tủ lạnh được thiết kế gồm 2 ngăn chính là ngăn đá và ngăn mát. Hiện tượng tủ lạnh bị đóng tuyết diễn ra trên ngăn đá với sự xuất hiện của những mảng tuyết trắng bám ở bên trên cùng của thành tủ lạnh, nó hoàn toàn có thể lan ra khắp ngăn trên, thậm chí xuống ngăn bên dưới (ngăn đựng thực phẩm) của tủ lạnh gây những ảnh hưởng đến hiệu suất của tủ lạnh.

tu-lanh-bi-dong-tuyet-1

Nếu tình trạng đóng tuyết xảy ra quá lâu sẽ xuất hiện càng nhiều lớp tuyết từ đó xảy ra nhiều vấn đề bất lợi cho tủ lạnh như:

1. Thực phẩm không đảm bảo chất lượng trong quá trình lưu trữ

Nếu tình trạng đóng tuyết xảy ra ở cả 2 ngăn, điều này sẽ gây ra những ảnh hưởng đến ngăn chứa thực phẩm cụ thể là xảy ra tình trạng đóng đá thực phẩm, từ đó ảnh hưởng đến thời gian sử dụng của chúng.

Đồng thời, nếu lớp tuyết quá dày cũng ảnh hưởng đến không gian đựng thực phẩm của tủ lạnh, khiến diện tích sử dụng bị hẹp lại, làm cho dung tích giảm đi.

2. Giảm bớt hiệu suất hoạt động, tiêu hao điện năng

Hoạt động bình của tủ lạnh là chỉ là đá ở ngăn trên và làm mát ở ngăn dưới. Nhưng khi tủ lạnh bị đóng tuyết, thì tủ lạnh phải tốn thêm một phần điện năng cho việc đóng tuyết và làm đá. Chính vì vậy, công suất lúc sẽ tăng nhưng hiệu suất sẽ giảm, đồng thời điện năng cũng tăng theo.

 tủ lạnh bị đóng tuyết 6

3. Thời gian dọn dẹp nhiều lần:

Tình trạng đóng tuyết sẽ gây rất nhiều cản trở trong quá trình hoạt động của tủ lạnh. Chính vì vậy, chúng ta phải thường xuyên làm sạch tủ, đồng thời loại bỏ khu vực bị đóng tuyết để chừa chỗ lưu trữ các loại thực phẩm khác. Bởi vậy, việc vệ sinh tủ lạnh sẽ xảy ra với tần suất dày hơn và tốn thời gian hơn.

>> Đọc thêm: [Review] Top 5 tủ lạnh 2 cánh giá rẻ, chất lượng bán chạy nhất

Nguyên nhân khiến tủ lạnh bị đóng tuyết

Trong quá trình sử dụng, có những nguyên nhân khiến tủ lạnh bị đóng tuyết như:

tu-lanh-bi-dong-tuyet-2

1. Tủ lạnh bị đóng tuyết do thói quen sử dụng sai

Có thể bạn đã mắc một số lỗi sau khi sử dụng tủ lạnh như: Thường xuyên mở tủ lạnh và mở với thời gian dài hay thói quen bỏ thực phẩm hay đồ uống quá nóng vào tủ lạnh. Chính thói quen không tốt này sẽ khiến không khí bên ngoài tràn vào, gây nên hiện tượng ngưng tụ hơi nước và dẫn đến tình trạng đóng tuyết.

Do đó nếu muốn khắc phục bạn cần thay đổi thói quen sử dụng tủ lạnh hàng ngày của mình, hạn chế mở tủ lạnh vào những trường hợp không cần thiết cũng như không cho không khí, hơi nước bên ngoài tràn vào khoang tủ.

2. Bộ phận làm lạnh bị hỏng gây khiến tủ lạnh bị đóng tuyết

Hai bộ phận đóng vai trò quan trọng nhất trong tủ lạnh là hệ thống dàn lạnh và cuộn dây nóng làm tan băng. Nếu bất kỳ bộ phận nào xảy ra vấn đề thì hiện hiện tượng đóng tuyết bên trong tủ lạnh đều có thể xảy ra.

Khi xảy ra tình huống này, bạn cần liên hệ ngay với kỹ sư để tiến hành kiểm tra và sửa chữa để tủ lạnh hoạt động với hiệu suất tốt nhất.

3. Đứt cầu chì nhiệt gây nên đóng tuyết tủ lạnh

Không kém phần quan trọng là bộ phận cầu chì nhiệt được thiết kế ở ngăn đá tủ lạnh. Nếu cầu chì nhiệt bị đứt ít thì bộ phận xả đá cũng ngừng hoạt động gây nên hiện tượng tủ lạnh đóng tuyết. Tốt nhất nếu gặp tình trạng trên bạn cũng nên liên hệ kỹ sư để tiến hành kiểm tra và thay thế cầu chì đã bị đứt.

 tủ lạnh bị đóng tuyết 7

4. Bộ phận sò lạnh không thông mạch 

Bộ phận sò lạnh còn gọi với tên khác là âm tủ lạnh có tác dụng chính làm cho điện trở nóng lên khi tuyết phủ đầy dàn lạnh. Do đó, nếu bộ phận sò lạnh xảy ra trục trặc khiến mạch không thông, không làm nóng được điện trở thì hiện tượng tuyết phủ lên ngăn đá tủ lạnh ngày càng dày, từ đó gây ra hiện tượng tủ lạnh bị đóng tuyết. Với trường hợp này, bạn cũng lên gọi thợ sửa chữa tủ lạnh đến kiểm tra và thay thế bằng bộ phận sò lạnh khác.

5. Tình trạng tủ lạnh bị đóng tuyết do rơ – le xả đá bị hỏng

Rơ – le xả đá hay còn được gọi là Timer, đây là bộ phận thực hiện chức năng kiểm soát quá trình làm nóng xả tuyết và làm lạnh. Trong trường hợp bộ phận rơ - le không đóng tiếp điểm khiến hiện tượng xả tuyết không được diễn ra bình thường thì ngăn đá sẽ xảy ra hiện tượng đóng tuyết; ngăn mát sẽ không được lạnh gây hư hỏng cho rau củ và các loại thực phẩm khác đang được bảo quản lưu trữ ở bên dưới. Đây cũng là nguyên nhân tủ lạnh đóng tuyết thường gặp.

>> Xem thêm: [Review] Top 5 tủ lạnh LG chính hãng giá tốt được yêu thích nhất

Cách xử lý khi tủ lạnh bị đóng tuyết

Khi biết được nguyên nhân dẫn đến tình trạng tủ lạnh bị đóng tuyết là gì, chúng ta sẽ dễ dàng tìm ra phương pháp xử lý giúp tủ lạnh trở về trạng thái hoạt động ban đầu.

Nếu tủ lạnh gặp trục trặc về phần cứng như hỏng rơ - le, đứt cầu chì nhiệt, sò mạch không thông,... thì cần nhanh chóng tìm thợ sửa chuyên nghiệp để tiến hành kiểm tra và thay thế. Ngoài ra, nếu vấn đề nằm ở việc vệ sinh thông thường, bạn có thể xử lý theo các bước được hướng dẫn dưới đây:

tu-lanh-bi-dong-tuyet-3

Bước 1: Tiến hành ngắt kết nối nguồn điện tủ lạnh

Bạn cần tiến hành ngắt kết nối nguồn điện tiếp xúc tủ lạnh trước khi tiến hành vệ sinh nhằm đảm bảo an toàn điện cho chính mình.

Bước 2: Lấy tất cả thực phẩm, đồ uống ở cả ngăn đá và ngăn mát ra bên ngoài

Sau khi nguồn điện đã bị ngắt, để dễ dàng dọn vệ sinh tủ lạnh, bạn cần lấy toàn bộ thực phẩm gồm đồ ăn và đồ uống ra bên ngoài. Nên quan sát thật kỹ để chắc chắn rằng mọi thứ đã được lấy hết, tránh để sót lại gây ảnh hưởng đến các bộ phận bên trong.

Bước 3: Chuẩn bị các dụng cụ vệ sinh tủ lạnh

Khi tủ lạnh đã được ngắt nguồn điện và lấy hết toàn bộ thực phẩm, đá bị đóng tuyết sẽ tan chảy. Vì vậy, chúng ta nên để khăn thấm nước vào bên trong đồng thời đặt bên ngoài 1 chiếc chậu để hứng nước.

Trong trường hợp đá ở trong tủ lạnh lâu tan thì có thể để trong tủ 1 chậu nước ấm.

Bước 4: Lau tủ lạnh

Khi thực phẩm đã được dọn ra ngoài và phần đá bên trong đã tan chảy, ta lấy khăn mềm lau lại toàn bộ. Khi đã sạch thì tiến hành lau lại một lượt với khăn mềm khô. Cần chú ý vệ sinh một cách nhẹ nhàng để tránh ảnh hưởng đến các thiết bị bên trong tủ lạnh.

 tủ lạnh bị đóng tuyết 8

Bước 5: Hoàn thành vệ sinh

Khi hoàn thành việc lau lại tủ lạnh bằng khăn khô, ta tiến hành sắp xếp lại các thực phẩm vào bên trong. Có một lời khuyên từ các chuyên gia đó là chúng ta nên mở nguồn điện để làm mát tủ lạnh trước khi cho thực phẩm vào. Điều này sẽ góp phần bảo quản được lâu hơn.

Mẹo để tủ lạnh không bị đóng tuyết

Đối với những chiếc tủ lạnh đã được sử dụng lâu năm thì thường không có chức năng tự xả tuyết. Bởi vậy, hiện tượng bị đóng tuyết là điều hay gặp phải. Tuy nhiên, vẫn có những mẹo giúp tủ lạnh không bị đóng tuyết hoặc giảm bớt điều này:

  • Nhằm hạn chế tình trạng tủ lạnh đóng tuyết, bạn có thể thoa một lớp dầu thực vật mỏng quanh thành tủ, nhờ đặc điểm trơn của dầu sẽ khiến giảm nước đọng lại và đóng thành tuyết.
  • Thường xuyên kiểm tra cửa tủ, hãy luôn đảm bảo rằng tủ lạnh được đóng kín và hạn chế mở cửa tủ một cách tối đa để giữ cho nhiệt độ tủ được ổn định. Điều này giúp máy nén không cần hoạt động liên tục nhờ vậy mà kéo dài tuổi thọ các linh kiện hơn.

tu-lanh-bi-dong-tuyet-4

  • Cần sắp xếp thực phẩm một cách hợp lý, tránh để thực phẩm chắn mất bộ phận họng gió.
  • Tiến hành vệ sinh màng thông gió định kỳ 6 tháng 1 lần, tránh để bụi bẩn bám vào và gây tắc nghẽn.
  • Cần điều chỉnh nhiệt độ phù hợp, trong đó nhiệt độ ngăn mát khoảng từ 3 - 5 độ C và ngăn đông khoảng - 18 độ C, mức nhiệt này sẽ giúp bạn bảo quản thực phẩm tối ưu nhất.

Với những chiếc tủ lạnh đã sử dụng lâu năm, có thể bạn sẽ bắt gặp tình trạng tủ lạnh bị đóng tuyết và gây những ảnh hưởng bất lợi đến việc bảo quản thực phẩm cũng như tiêu tốn thêm điện năng. Mong rằng sau bài viết này bạn sẽ hiểu được nguyên lý dẫn đến tình trạng đóng tuyết này và cách giải quyết vấn đề nhằm đưa tủ lạnh về trạng thái hoạt động bình thường.

>> Đọc thêm: [Review] Top 6 tủ lạnh nội địa Nhật cao cấp tốt nhất hiện nay

Bình luận

Bạn đang băn khoăn cần tư vấn? Vui lòng để lại số điện thoại hoặc lời nhắn, HapoGreen sẽ liên hệ trả lời bạn sớm nhất.

Bài viết liên quan
Đọc nhiều nhất
Tin mới nhất